Hệ thống giàn giáo có chức năng nhiệm vụ rất quan trọng trong mọi công trình. Tác dụng chính là chống đỡ, chịu lực, đảm bảo an toàn cho công nhân di chuyển trong quá trình xây dựng. Điều đó yêu cầu giàn giáo cần phải kiểm định, lắp ráp phải đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong thi công.
Để nắm bắt cách thi công lắp đặt hệ giàn giáo thì cần hiểu rõ cấu tạo và chức năng từng bộ phận trong hệ giàn giáo. Có các loại giàn giáo cơ bản được sử dụng, bao gồm: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm, hệ giàn giáo Ringlock, giàn giáo Pal và hệ giàn giáo thủy lực.
- Giàn giáo khung:
Giàn giáo khung còn có tên gọi là khung giàn giáo, giàn giáo chữ H. Đây là loại giàn giáo có xuất xứ lâu đời, cũng được coi là hệ giàn giáo truyền thống. Hiện tại giàn giáo khung cũng được sử dụng nhiều nhất trong các công trình và hầu như công trình nào cũng sử dụng chúng.
- Giàn giáo Nêm:
Giàn giáo nêm có tác dụng chống sàn, được sử dụng chủ yếu trong công tác chịu lực khi tiến hành đổ bê tông. Loại giàn giáo này là giải pháp tối ưu cho việc đổ dầm, sàn, cột, ... và được lựa chọn sử dụng trong các công trình lớn.
- Giàn giáo Đĩa (Ringlock):
Giàn giáo đĩa được sử dụng khá nhiều, tại các nước Châu Âu và hiện nay hệ giàn giáo này cũng được sử dụng khá phổ biến ở trong nước.
- Giàn giáo Đĩa Pal:
Đây là loại giàn giáo được sử dụng trong các công trình xây dựng cầu đường bởi sức chịu đựng của hệ giàn giáo này rất lớn. Giàn giáo Pal được sử dụng như một chân chống vạn năng và được thiết kế dựa trên nguyên tắc khung giàn tam giác.
- Giàn giáo Thủy Lực:
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại giàn giáo công trình phổ biến nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được loại giàn giáo phù hợp và để áp dụng hiệu quả vào trong thực tế do thị trường cung cấp giàn giáo hiện nay vô cùng đa dạng với chất lượng và giá thành chênh lệch. Vì vậy, việc lựa chọn giàn giáo chất lượng, giá tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều không dễ.
Nguồn: giangiaogiale.com